Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Cách mạng trong công nghệ (Bitcoin) sẽ thiếu sót nếu không có cách mạng trong tư tưởng


Phóng dịch video clip:
Liệu chính quyền các nước sẽ can thiệp vào Bitcoin không? Câu trả lời là rất có thể, bởi vì một khi Bitcoin càng ngày càng được nhiều người đón nhận, càng ngày càng trở nên giống tiền thật sự hơn thì khi đó sẽ là một mối đe dọa tới quyền lực các nhà nước đang nắm trong tay. Bởi vì người nào nắm trong tay quyền lực về tiền bạc thì người đó nắm trong tay quyền lực về tất cả mọi thứ khác:
“Đưa cho tôi quyền điều khiển tiền tệ của một đất nước, và tôi sẽ không cần biết ai là người làm ra luật lệ của đất nước đó.” - (Một câu nói nổi tiếng của Mayer Amschel Bauer Rothschild)
Bitcoin được Satoshi thiết kế ra hoàn toàn loại bỏ đi yếu tố này, không ai có thể điều khiển nó, bao gồm luôn cả chính Satoshi. Tiền giờ đây không còn nằm trong vòng tay kiểm soát của chính phủ nữa, mà đã có thể trở về tay của từng người, từng cá nhân. Tuy nhiên tư tưởng của đa số mọi người hiện nay họ đều nghĩ rằng vai trò của nhà nước là cần thiết, sự hiện diện của nhà nước là để bảo vệ họ, giúp đỡ họ… Vì thế nên các nhà nước cũng hoàn toàn có thể tự tạo ra một loại “tiền mã” (cryptocurrency) gần giống như Bitcoin, chỉ khác một số điểm chẳng hạn như HỌ sẽ là người trực tiếp kiểm soát, quản lý, HỌ sẽ là người có quyền thay đổi những thông số bất cứ khi nào họ muốn…. Và nhiều người vì vẫn còn tin vào nhà nước, tin vào chính phủ của họ cũng sẽ sẵn sàng chấp nhận sử dụng đồng tiền được chính phủ bảo kê này. Đây chính là vấn đề; vấn đề không phải là Bitcoin có tốt cho chúng ta hay không (vì câu hỏi này chỉ có một câu trả lời), mà vấn đề chính là tư tưởng của chúng ta có hiểu được Bitcoin để chấp nhận nó hay không, có hiểu được những gì đang xảy ra trên thế giới này hay không, có hiểu được những chuyện căn bản về kinh tế, chính trị hay không… Đó chính là nhiệm vụ cốt lõi của những người làm giáo dục tại Viện Ludwig von Mises.

Biệt thự khủng 7.9 triệu USD đang rao bán, nhận luôn Bitcoin


Biệt thự khủng 7.9 triệu USD đang rao bán, nhận luôn Bitcoin..

Bitcoin đang bắt đầu gây được chú ý tại Ấn Độ


“Bitcoin đối với tôi chính là tự do. Bitcoin đại diện cho sự tự do trong thế giới tài chính.” 
(Người phụ nữ được phỏng vấn trong video clip)

Truyền hình Hàn Quốc (Korea Today) nói về Bitcoin


Bản tường thuật nói chung là nói về những kiến thức cơ bản về Bitcoin đã và đang được viết trên blog này....

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Bitcoin xuất hiện trên chương trình truyền hình quốc gia Hoa Kỳ Jeopardy


Ghi chú:
Jeopardy là một chương trình đố vui kiến thức truyền hình tại Mỹ với các câu đố có tính chất lịch sử, văn học, nghệ thuật, văn hóa đại chúng, khoa học, thể thao, địa lý, chơi chữ và nhiều hơn nữa. Chương trình có một định dạng câu trả lời và câu hỏi duy nhất trong đó thí sinh được cho biết đầu mối trong hình thức câu trả lời, và phải tạo ra lời giải đáp trong hình thức câu hỏi. TV Guide xếp Jeopardy đứng đầu tiên trong danh sách 60 game shows vĩ đại nhất mọi thời đại năm 2013.
Trò chơi này có một lịch sử phát sóng dài hàng thập niên tại Hoa Kỳ kể từ khi nó được Merv Griffin sáng tạo ra vào năm 1964. Đầu tiên nó được trình chiếu ban ngày trên hệ thống truyền hình NBC từ ngày 30 tháng 3 năm 1964 đến 3 tháng 1 1975; cùng lúc nó được trình chiếu trong phiên bản hàng tuần để bán cho nhiều đài truyền hình tự do địa phương (không thuộc hệ thống NBC) từ 9 tháng 9 năm 1974 đến 5 tháng 9 năm 1975; và sau đó được tái xuất hiện từ ngày 2 tháng 10 năm 1978 đến ngày 2 tháng 3 năm 1979. Tất cả các phiên bản này do Art Fleming điều khiển chương trình. Chương trình này thành công nhất khi nó được Alex Trebek làm người điều khiển chương trình, được trình chiếu liên tục bắt đầu từ ngày 10 tháng 9 năm 1984, và có các phiên bản ngoại quốc. (Theo Wiki)

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Một thành viên trên 4Chan vừa tậu được một chiếc Lamborghini trị giá 210000 USD “chỉ với” 216 bitcoins


Cho những ai có suy nghĩ sai lầm rằng “Vì bitcoin cứ tăng giá nên người ta sẽ tích trữ và sẽ không mua gì hết.” Bitcoin càng tăng giá thì người ta sẽ càng muốn tiêu số bitcoin người ta có được. Bởi vì sao, bởi vì khi bạn mua một món hàng gì đó là lúc đó bạn đang CHỐT LỜI, nếu bạn cứ giữ mãi bitcoin trong người thì biết đâu được 1 ngày nào đó nó rớt giá thì sao? Bitcoin chính là liều thuốc cho chủ nghĩa tiêu thụ consumerism thời đại, một căn bệnh khi mà người ta phải mượn nợ (thẻ tín dụng) để tiêu xài, thay vì chỉ tiêu xài với số tiền mình có.
lamborghini 4chan bitcoin 1
lamborghini 4chan bitcoin 2

Ghi chú:
4Chan là một forum nổi tiếng trong cộng đồng mạng thế giới, nơi bạn có thể đăng ảnh và nói chuyện về mọi chủ đề một cách ẩn danh (thông số).

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

David Marcus, Chủ Tịch của PayPal nói gì về Bitcoin?



David Marcus, Chủ Tịch của PayPal nói gì về Bitcoin?
“Tôi rất thích Bitcoin. Tôi có sở hữu bitcoins. Khi cơ cấu điều chế pháp lý rõ ràng hơn, và khi tình trạng biến động giảm xuống, chúng tôi sẽ cân nhắc (mở thêm dịch vụ) đến nó.”

Bitcoin xuất hiện trên TIME Magazine số mới ra

Bitcoin xuất hiện trên TIME Magazine số mới ra...


Có thể bạn chưa biết, TIME Magazine là một trong những tạp chí có số lượng độc giả nhiều nhất thế giới.

Tại sao Bitcoin lại có giá trị? Giá trị đích thực của Bitcoin là gì?


Nhiều người lầm tưởng rằng giá trị của Bitcoin được tính bằng số tiền bạn có thể đổi ra được từ nó, hay nói cách khác là giá một bitcoin quy ra fiat currencies (USD, Yen, Pounds, Euro, VN Đồng…). Thật sự thì đó không phải là giá trị đích thực của Bitcoin, nó chỉ là một mức giá, một hệ quả có được từ quy luật cung cầu. Vậy thì giá trị THẬT SỰ của Bitcoin nằm ở đâu? Xin trả lời, giá trị thật sự của nó nằm ở cái mạng lưới, cái network, nơi mà khi bạn muốn tham gia vào thì bạn phải có những đồng xu bitcoin. Tưởng tượng những đồng xu này giống như cổ phiếu của một công ty start-up (chỉ có điều là ở đây không có công ty nào), khi càng nhiều người muốn mua cổ phiếu đó thì tất nhiên giá cổ phiếu phải tăng. Giá trị của nó nằm trong sự hữu dụng, tiện lợi, an toàn, bảo mật trong việc thanh toán, mua bán. Không một nhà bank, nhà nước, công ty nào can thiệp, một ý tưởng thiên tài đã trở thành sự thật lần đầu tiên trong lịch sử loài người.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

ZipZap sẽ cung cấp dịch vụ mua bitcoin bằng tiền mặt tại 28000 địa điểm ở Anh vào đầu năm sau

ZipZap là một mạng lưới giao dịch bằng tiền mặt (cash transaction network) toàn cầu. Mạng lưới hiện đang có khoảng 700 ngàn chi nhánh khắp thế giới. Người dùng có thể mua hàng online - những trang web cho phép thanh toán thông qua ZipZap - và trả bằng tiền mặt bằng cách đi đến một chi nhánh ZipZap gần nhà.
Eric Benz, Phó Chủ Tịch  nhánh business development EMEA tại ZipZap, nói:
“Chúng tôi đang rất phấn khởi khi có thể cung cấp cho người dùng thông thường một giải pháp đơn giản để họ có thể mua bitcoins bằng tiền mặt.
Bitcoin càng ngày càng được nhiều người biết đến, nhưng sự dễ dàng để tiếp cận được nó vẫn chưa thật sự được cải tiến. Chúng tôi muốn thay đổi điều này để tất cả mọi người, không cần biết là họ có rành về công nghệ hay không, vẫn có thể hội nhập với Bitcoin.”
ZipZap hiện đang nỗ lực để mở rộng mạng lưới của mình lan tới châu Âu, châu Phi, châu Á và Trung Đông. Mục tiêu của công ty là có thể cung cấp dịch vụ của mình cho hơn 2 triệu chi nhánh khắp thế giới.

Mua bánh mì Subway tại Nga bằng Bitcoin

Mua bánh mì Subway tại Nga bằng Bitcoin


Có thể bạn chưa biết, Subway là một trong những thương hiệu về thức ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới.

45 thành viên của nghị viện Thụy Sĩ đã ký vào một đơn thư yêu cầu Bitcoin được chấp nhận một cách hợp pháp giống như ngoại tệ

45 thành viên của nghị viện Thụy Sĩ đã ký vào một đơn thư yêu cầu Bitcoin được chấp nhận một cách hợp pháp giống như ngoại tệ...



Nguồn: http://www.digitale-nachhaltigkeit.ch/2013/12/bitcoin/

Record sắp tới của Snoop Dogg có thể được mua bằng Bitcoin

Record sắp tới của Snoop Dogg có thể được mua bằng Bitcoin....

Cho những ai không biết Snoop Dogg là ai, một rapper nổi tiếng thế giới…

Ghi chú:
  • Record: Một track, một bài
  • Album: Nhiều bài

LA Times - Tờ báo lớn nhất Los Angeles, Hoa Kỳ—Đăng bài về Bitcoin trên trang nhất hôm nay

LA Times - Tờ báo lớn nhất Los Angeles, Mỹ - Đăng bài về Bitcoin trên trang nhất hôm nay...



"Nhiều người, chẳng hạn như Bloomberg hay Forbes, đã sai lầm khi cho rằng Trung Quốc “cấm” Bitcoin trong một công bố được đưa ra vào ngày 5 tháng 12. Sự thật thì không phải vậy". - (Joseph Wang, Cựu phó chủ tịch một ngân hàng đầu tư lớn ở Hong Kong)

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

4 thuật ngữ quan trọng trong Bitcoin

Address – Địa chỉ. Public Key – Chìa Khóa Chung

Address trong Bitcoin cũng giống như một địa chỉ ở ngoài đời, hay một địa chỉ email.  Bitcoins được chứa trong address cũng giống như emails được chứa trong một địa chỉ email. Một bitcoin address sẽ bắt đầu bằng số 1 hoặc số 3 (trông như thế này: 1762YCsXjBM5opnaJec6DcU7s6M1FsRLet).
Một người có thể tạo cho mình nhiều address khác nhau, và bạn nên làm điều đó cho mỗi transaction, vì đó là cách duy nhất để biết được bạn đã nhận được bao nhiêu bitcoins cho chuyện gì hay từ ai. Vì nếu bạn chỉ dùng một address thì sẽ không thể biết được chuyện đó, bởi vì trong mỗi address nó chỉ hiển thị tổng số bitcoins đang chứa trong đó. Không những thế, việc có nhiều address còn làm tăng thêm sự riêng tư. Như đã nói, address còn được gọi là public key, vì nó là public nên ai cũng có thể nhìn thấy số bitcoin trong đó (nhưng không thể biết được người nào sở hữu address đó, hay có thể lấy được số bitcoin đó). Hãy tưởng tượng address giống như một cái hòm thủy tinh: Người ta có thể nhìn thấy được bên trong, nhưng không thể mở ra được cái hòm đó trừ khi họ có chìa khóa, Private Key, mà bạn là người duy nhất biết được (trừ khi bạn để lộ).

Private Key – Chìa Khóa Riêng

Private key được lưu trong file wallet.dat. Vì thế nên việc backup file này là rất quan trọng. Nếu ổ cứng bạn bị hư hay vô tình xóa mất file thì coi như bitcoins của bạn cũng mất. Backup có nghĩa là copy nó sang một nơi khác chẳng hạn như một ổ cứng khác, một thanh USB, gửi email kèm theo file đó cho chính mình, upload nó lên một trang nào đó (vd: Google drive, facebook), gửi nó cho một người khác giữ dùm v.v… Như đã nói, nếu một ai đó có được file này của bạn, họ sẽ có thể lấy được bitcoins của bạn. Vì thế nên trước khi backup, bạn phải mã khóa file này lại (trong chương trình Bitcoin thì nó gọi là Encrypt [crypt (dt): hầm mộ cất giấu. 'En': Tiền tố biến nó thành động từ], để lỡ khi có kẻ gian trộm được, họ phải biết mật mã (Passphrase) mới sử dụng được. Một mật mã tốt không nên ngắn hơn 8 ký tự, có chứa số, và có chữ thường lẫn chữ IN. Chẳng hạn như: BiTc0In365. Nếu bạn có được một mật mã như thế thì tất cả những máy tính trên đời này cộng lại mất 8 tỉ năm cũng chưa thể crack được.

Blocks và Block Chain

Block Chain là một chuỗi liên kết các Blocks lại, giống như chuỗi hạt là một chuỗi liên kết các hạt lại. Mỗi một block có nhiệm vụ lưu giữ lại những transactions gần nhất (mà chưa được lưu lại ở những blocks trước đó). Tưởng tượng như Block Chain là một quyển sổ kế toán công cộng khổng lồ ghi lại tất cả giao dịch, trong đó mỗi trang trong quyển sổ đó là một Block, trang này đầy thì sẽ ghi sang trang mới; quyển sổ này có một đặc điểm là có số trang vô hạn. Một khi thông tin về transactions đã được ghi lại thì sẽ không bao giờ có thể bị thay đổi hay xóa đi. Ngoài những transactions gần nhất, mỗi block còn chứa thông tin liên kết tới block trước nó. Và nó còn chứa một đáp án cho một bài toán rất khó giải. Đáp án này là khác nhau cho mỗi block. Nếu đáp án không đúng thì block đó không có hiệu lực và không được lưu lại trong block chain.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Đồng tiền ảo bitcoin tăng giá mạnh

Giá trị đồng tiền kỹ thuật số bitcoin ngày 27/11 đã vọt lên trên 1.000 USD lần đầu tiên, tiếp tục đà tăng tới 400% trong chưa đầy một tháng và điều này đưa tới nhận định rằng bong bóng đang phồng lên đối với một tài sản còn là điều bí ẩn với không ít người. 

Trong ngày 27/11, đồng bitcoin chạm mức cao 1.073 USD tại sàn giao dịch Mt. Gox ở Tokyo, so với mức dưới 900 USD của ngày trước đó. Vào đầu tháng, đồng tiền thu hút nhiều sự chú ý này chỉ ở mức khoảng 215 USD. Sự lên giá mau chóng này đã khiến một số người tin rằng đồng bitcoin đang được định giá quá cao trong một thời gian ngắn, do sự hạn chế về nguồn cung trong lúc nhu cầu thì lại đang gia tăng.  
Đồng tiền ảo bitcoin đã tăng giá tới 400% trong chưa đầy một tháng.

Những người ủng hộ đồng bitcoin cho rằng phiên họp của Ủy ban an ninh nội địa của Thượng viện Mỹ mới đây về các đồng tiền ảo đã tăng thêm tính hợp pháp cho đồng tiền này và đây là một phần của lý do cho sự gia tăng giá trị của nó. Người phát ngôn của Bitcoin Foundation ở Washington, Lee Englund, nói rằng không chỉ cộng đồng bitcoin cho rằng đồng tiền này là hữu ích và có tiềm năng to lớn mà các thành viên Quốc hội và các cơ quan chính phủ cũng đồng tình với điều này. 

Bitcoin được ưa chuộng bởi tính ẩn danh của nó, nhưng các quan chức Chính phủ Mỹ bày tỏ sự lo ngại rằng các dịch vụ sử dụng đồng tiền ảo sẽ không được kiểm soát để ngăn chặn các hành vi phạm pháp như rửa tiền. Một số nghị sỹ Mỹ đã bày tỏ lo ngại về việc sử dụng đồng bitcoin cho các hoạt động phạm tội và tình trạng thiếu kiểm soát về luật pháp đối với đồng tiền này. Bên cạnh đó, có những lo ngại về biến động giá trị của đồng bitcoin. Bitcoin được giao dịch 24 giờ mỗi ngày và nguồn cung của đồng tiền này là hạn chế, hiện vào khoảng 12 triệu 
Bitcoin, có giá trị khoảng 12,9 tỷ USD, tính theo giá trị hiện nay.  

Hồi tháng 10, các nhà chức trách liên bang Mỹ đã đóng cửa trang web Silk Road, nơi diễn ra các giao dịch bí mật ma túy và các sản phẩm phi pháp, thu hồi 3,6 triệu USD bitcoin được sử dụng thay cho tiền mặt và thẻ tín dụng trong các giao dịch. Đầu tuần trước, văn phòng tổng chưởng lý New Jersey cho biết nhà cung cấp giải pháp trò chơi trực tuyến E-Sports Entertainment đã đồng ý trả 1 triệu USD sau khi bị cáo buộc đã tiếp cận hàng nghìn máy tính bằng một phần mềm mà người chơi phải tải về và cài đặt mã cho phép khai thác đồng tiền ảo 
Bitcoin mà người sử dụng không hay biết, sau đó tạo ra 4 ví ảo để chuyển đổi bitcoin thành 3.500 USD gửi vào tài khoản ngân hàng. 

Tại Trung Quốc, các nhà đầu tư bitcoin tuần trước có phen mất ngủ khi giá trị đồng tiền này tăng từ chỉ 3.000 NDT (492,3 USD) lên gần 7.000 NDT và sau đó lại giảm xuống 3.500 NDT tại sàn giao dịch bitcom lớn nhất nước này là BTC China. Tại sàn này, lượng giao dịch mỗi ngày đã vượt 10.000 bitcoin, tức tương đương hơn 200 triệu NDT. 

Một số người chào đón đồng bitcoin, coi đó là một dạng đầu tư mới. Trong khi đó, một số chú ý tới rủi ro cao đằng sau sức hấp dẫn của nó, bởi đây đơn thuần chỉ là đồng tiền được cá nhân tạo ra và được lưu thông trên Internet. Một số thậm chí cho rằng còn quá sớm để nói đó là đồng tiền mới, khi mới chỉ được một số ít sàn giao dịch và trang web chấp nhận, điều được coi là một trong những chức năng cơ bản của một đồng tiền. Các vấn đề của bitcoin là thiếu thanh khoản, thị trường nhỏ và chưa được thừa nhận rộng rãi. 

Mặc dù khác biệt quan điểm trong việc nhận định về tương lai của 
Bitcoin, các nhà giao dịch, các nhà kinh tế, các nhà xã hội học đều đồng tình cho rằng thị trường này cần sự giám sát của chính phủ. Một số nhà bán lẻ đã cho phép thanh toán bằng bitcom, song đồng tiền này vẫn chưa được sử dụng trong các thanh toán trên các trang web của các nhà bán lẻ lớn như Amazon.com. 

Đồng 
Bitcoin là một dạng tiền điện tử, được giữ trong các ví ảo, cho phép người sở hữu có thể ẩn danh. Đồng tiền này không được đảm bảo bằng các tài sản vật chất, và được tạo ra và giao dịch độc lập với bất kỳ một chính phủ hay ngân hàng trung ương nào. 

Giá trị của đồng tiền này không phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia cũng như hoạt động tài chính của tổ chức mà sẽ được quyết định bởi lòng tin của thị trường. Nó có thể được chuyển đổi thành tiền mặt sau khi được đưa vào ví ảo.  

7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin

Liệu bạn có thực sự hiểu hết về Bitcoin?

Bitcoin – đơn vị tiền ảo hiện đang là động lực thúc đẩy các hoạt động giao dịch ảo giữa những người dùng với nhau. Nó có khả năng đẩy mạnh giá trị lên mức 260 USD như hôm thứ 4 vừa qua nhưng cũng có lúc tụt dốc xuống còn 60 USD/ đơn vị như bất cứ loại tiền thật nào trên thế giới. Hơn thế nữa, trong thời gian qua, chúng ta cũng được chứng kiến một đợt tấn công có tổ chức của các hacker khi sử dụng mã độc để khai thác Bitcoin thông qua máy tính người dùng. Theo ghi nhận mã độc hack Bitcoin được phát tán khắp khu vực châu Âu thông qua các đường link nặc danh trên tài khoản Skype của người dùng.
Châu Âu từng hứng chịu đợt tấn công của tin tặc nhằm vào số Bitcoin của người dùng

Tuy nhiên, cho dù có những thông tin trái chiều cùng những lời nhận xét lý thú xoay quanh loại tiền ảo này nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu chính xác Bitcoin là gì và nó hoạt động như thế nào. Đây là nỗi băn khoăn của không riêng gì ai, đặc biệt nếu bạn đang nghĩ tới chuyện đầu tư thời gian và tiền bạc vào loại tiền ảo này.

Trước tiên, bạn nên bắt đầu với “ví tiền bitcoin” (bitcoin wallet). Bạn cũng nên biết rằng, Bitcoin không hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Chúng có thể dễ dàng trao đổi và bạn không phải mất phí giao dịch. Tuy nhiên, bạn cần biết một vài điều quan trọng trước khi “ném tiền” vào thị trường Bitcoin đầy biến động và kì này, Genk xin giới thiệu cho bạn 7 điều bạn nên biết về hệ thống tiền Bitcoin.

1. Bitcoin được con người tạo ra, trao đổi và kiểm soát

Nói một cách đơn giản, Bitcoin là một cấu trúc toán học lấy các thuật toán làm nền tảng và có đơn vị dùng để tính giá trị của tiền. Nó có những nét tương đồng cũng như khác biệt so với loại tiền phổ thông thường thấy. Thuật toán ban đầu của Bitcoin được Satoshi Nakamoto tạo ra nhưng bản thân nó lại được phát triển, trao đổi và kiểm soát bởi chính người dùng trên khắp thế giới chứ không phải bất cứ một cơ quan chuyên quyền nào như ngân hàng hay chính phủ. Bên cạnh đó, Bitcoin hoàn toàn dựa trên công nghệ kỹ thuật số và bạn sẽ không bao giờ có thể sờ hay chạm tay vào đồng Bitcoin ‘thực’ nếu bạn không mua bán các bản sao của nó.

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 2
Đây được xem như các bản sao "thực" của tiền Bitcoin

Cho dù nó được vận hành do bàn tay con người nhưng người phát triển đã cố tình giới hạn số lượngBitcoin lưu thông trong thị trường. Dựa trên thuật toán gốc, số lượng Bitcoin lưu thông trong mạng lưới tiền ảo chỉ đạt tới con số 21 triệu BTC (đơn vị của Bitcoin) và hệ thống sẽ tự động điều tiết lượng tiền nhằm đảm bảo nguồn cung của Bitcoin tăng dần đều. Dựa trên cơ chế này, đồngBitcoin thứ 21 triệu sẽ được ra đời vào năm 2140. Không những vậy, do mạng lưới Bitcoin ghi nhận tất cả các giao dịch của người dùng nên bạn có thể theo dõi chính xác số lượng Bitcoin được tạo ra vào mọi thời điểm trên trang Blockchain.info – một trong những website theo dõi mạng lướiBitcoin và cũng là một host của ‘ví tiền’ bitcoin wallet.

2. Bitcoin cũng có thể bị bong bóng hóa

Cho dù trong thời điểm hiện nay, Bitcoin cũng có thể được coi là một loại hàng hóa nhưng nó chỉ có giá trị đối với những ai sẵn sàng bỏ tiền ra mua nó, do đó, giá Bitcoin thường có xu hướng thay đổi liên tục. Điển hình như hồi giữa tháng một, Bitcoin được định giá ở mức 15USD/đơn vị. Nhận thấy tiềm năng trong “mảnh đất mới” này, nhiều người đã đổ xô đi buôn Bitcoin và đây chính là lý do tại sao giá Bitcoin từng được đẩy lên mức cao nhất trong lịch sử giao dịch – 260USD/bitcoin và hiện tại đang hạ nhiệt rất nhanh với giá 98 USD.

7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 3 
Mức giá cao điểm nhất của Bitcoin trong lịch sử hoạt động - 260USD/BTC

Tuy nhiên, do sự bất ổn trong giá trị và chỉ mang tính đại chúng nhất thời, chính phủ nhiều nước (điển hình như đảo Síp) đã khuyến cáo người dân không nên tích trữ tiền ảo và hạn chế lưu thông loại tiền này trong thị trường.

Theo giáo sư Magnus Thor Torfason, khoa quản trị kinh doanh của trường Kinh doanh Havard cho biết: “Bitcoin là một loại của cải mang tính thiếu ổn định trong giá trị và sự biến động về giá của loại đơn vị này trong thời gian gần đây mang những đặc tính của hiện tượng bong bóng kinh tế… Cho dù chúng ta có giả định rằng Bitcoin có giá gấp 10 lần giá trị thực của chúng đi chăng nữa thì trong tương lai nó cũng có khả năng sẽ giảm xuống còn 1/10 so với giá hiện tại. Chúng ta chưa thực sự chưa tìm ra một phương thức hợp lý nào để định giá các đơn vị tiền ảo như Bitcoin, do đó, nếu bạn có ý định đầu tư vào Bitcoin, bạn nên xem chừng tính rủi ro trong đầu tư của nó cực kì cao.”

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 4
Bitcoin cũng mang tính chất của hiện tượng bong bóng kinh tế

3. Bitcoin có cơ chế hoạt động cơ bản: Đào, đào và… đào

Nếu muốn gia nhập thị trường Bitcoin, bạn chỉ cần một chiếc PC với cấu hình tương đối và bắt đầu “đào tiền” trong mạng lưới Bitcoin. Cụ thể:

Lượng Bitcoin sẽ được chuyển giao cho các “thợ đào” (bitcoin miner) – những người cài và chạy phần mềm bitcoin client trong máy tính của mình. Phần mềm bitcoin tận dụng sức mạnh xử lý của CPU và GPU để chạy các thuật toán cực kì phức tạp và sau đó chia sẻ giải pháp cho toàn bộ mạng lưới. Mặc dù các thuật toán rất khó tìm lời giải nhưng lại rất dễ kiểm tra kết quả đúng/sai và với mỗi kết quả đúng, “thợ đào” sẽ nhận được số Bitcoin phù hợp với công sức họ bỏ ra.

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 5
Số Bitcoin nhận được sẽ tương ứng với công sức các "thợ đào" bỏ ra

Cũng cần phải nói thêm rằng các thuật toán được sử dụng trong việc khai thác Bitcoin khá phức tạp đối với những người sử dụng máy tính phổ thông hay những chuyên gia về các loại thuật toán để có thể giải theo các phương thức thông thường. Do đó, nhiều người thường ví hoạt động thu thập và tìm kiếm Bitcoin giống như “khai thác vàng” trong điều kiện khắc nghiệt và cũng giống như vàng, nguồn cung của Bitcoin tương đối hạn chế.

Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất giữa vàng và tiền ảo chính là mức độ phân bố trong thị trường. Các thuật toán Bitcoin thay đổi liên tục dựa trên số lượng tiền đang được lưu thông trên thị trường và nó cũng phải đảm bảo lượng tiền phát ra không quá nhiều cũng không quá ít. Nếu nguồn cung quá nhiều, Bitcoin sẽ dễ đào hơn. Nhưng khi nguồn cung quá ít và các “thợ đào” lại quá nhiều, họ phải đầu tư một dàn PC với cấu hình ‘khủng’ với một “bãi farm” (server farm) quy mô lớn nhằm phát huy tối đa tính cạnh tranh cũng như khả năng “đào mỏ” của mỗi người. Dĩ nhiên, khi có quá nhiều người tham gia, công việc “đãi cát tìm vàng” sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 6
Nếu muốn khai thác hiệu quả, bạn cần phải có một dàn PC với cấu hình khủng

Theo nhận định của bà Vitalik Buterin, chủ biên tạp chí Bitcoin Magazine: “Tới thời điểm này, đàoBitcoin không phải là một ý tưởng hay. Bạn sẽ chẳng thu được gì nữa và cách tốt nhất để sở hữu Bitcoin là bỏ tiền ra mua chúng trên sàn giao dịch.”

Theo ý kiến của người viết, bà Buterin nói đúng. Trong những ngày này, bạn có thể sẽ không còn kiếm được nhiều tiền ảo như trước nếu bạn không tham gia “hội thợ đào” (mining pool) – một nhóm người dùng sử dụng sức mạnh của bộ xử lý máy tính kết hợp với nhau để có thể đưa ra lời giải cho các thuật toán nhanh hơn, nhờ đó tỷ lệ tìm thấy Bitcoin sẽ cao hơn. Hiện tại, có khá nhiều “hội thợ đào” được thành lập và mỗi hội có những nội quy cũng như phương thức hoạt động của riêng mình. Nếu bạn có ý định tham gia một hội nào đó, bạn có thể tìm thấy danh sách hội trên trang Bitcoin Wiki và hãy liên hệ với người điều hành để biết thêm chi tiết.

4. Bitcoin chưa được chào đón ở các cơ sở kinh doanh

Mặc dù đồng Bitcoin vẫn còn khá mới mẻ nhưng số lượng doanh nghiệp chấp nhận giao dịchBitcoin đang gia tăng nhanh chóng. Tuy vậy, phần lớn các thương vụ liên quan tới Bitcoin vẫn chỉ diễn ra trên mạng, đúng với tính chất của một loại hình tiền ảo và bạn có thể “tiêu thụ” Bitcoin ở một số website như Reddit, WordPress, Mega và thậm chí là Wikileak. Bên cạnh đó, một số cơ sở kinh doanh “thực” (chủ yếu là quán bar và các cửa hàng nhỏ) cũng đang dần chuyển dịch sang sử dụng loại tiền ảo này. Nếu muốn biết thêm về các website giao dịch cũng như các cơ sở kinh doanh chấp nhận tiền ảo, bạn có thể tra cứu danh sách trên Bitcoin wiki.

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 7
Có những cơ sở kinh doanh chấp nhận sử dụng tiền ảo để giao dịch

5. Bitcoin là đơn vị tiền không bảo đảm

Giao dịch Bitcoin chỉ được thực hiện một chiều, điều đó nghĩa là khi bạn chuyển tiền cho một ai đó, bạn không thể rút lại lệnh giao dịch của mình. Do đó, nếu một hacker nắm được “ví bitcoin” của bạn, hắn sẽ hoàn toàn có quyền kiểm soát số tiền bạn đang có và khi đó, mất mát là điều không thể tránh khỏi.

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 8
Phương thức giao dịch Bitcoin dựa trên cơ chế một chiều

Tuy nhiên, nếu sử dụng các dịch vụ lưu trữ tiền ảo của bên thứ ba với trách nhiệm bảo vệ tiền của bạn khỏi các hacker, bạn vẫn có thể khôi phục lại một phần (hay toàn bộ) số tiền đã mất. Điển hình như dịch vụ lưu trữ “ví tiền ảo” Instawallet đã phải ngừng hoạt động do bị các hacker tấn công và đơn vị chủ quản của dịch vụ trên đã bồi thường cho những người tham gia dịch vụ.

6. Bitcoin và cha đẻ của chúng là một điều bí ẩn

Người sáng lập ra mạng lưới tiền ảo Bitcoin là một coder được biết dưới cái tên Satoshi Nakamoto. Nakamoto đã tung ra 50 đồng Bitcoin đầu tiên vào tháng 6 năm 2009 và đây được xem như nền tảng ban đầu (genesis block) cho mạng lưới tiền ảo.

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 9
Danh tính của Satoshi Nakamoto vẫn còn là một điều bí ẩn

Ngay sau đó, Nakamoto đã biến mất. Nhiều phóng viên đã cố gắng điều tra về danh tính thật của Nakamoto nhưng không thành công. Đến nay, sự thật về người (hoặc nhóm người) khởi xướng đơn vị tiền ảo thành công nhất hiện nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

7. Bitcoin không phải là đơn vị tiền ảo đầu tiên nhưng cũng không phải là cuối cùng

Chúng ta có thể thấy rằng, Bitcoin hiện đang được xem như loại tiền ảo thành công nhất từ trước tới nay nhưng ít ai biết rằng, nó lại không phải là đơn vị tiền đầu tiên được sử dụng trên Internet. Trước kia, chúng ta có e-gold, Beenz rồi tới Facebook Credits, nhiều người đã cố gắng tạo ra các loại đơn vị tiền kĩ thuật số có thể tồn tại được trên hệ thống mạng máy tính trong suốt hơn một thập kỉ qua nhưng chẳng mấy ai ghi được dấu ấn.

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 10
Facebook Credit - một đơn vị tiền ảo không ghi được dấu ấn với người dùng

Các loại tiền ảo tồn tại trước đó không thành công vì nhiều lý do. Một số bị “thủ tiêu” do tầm ảnh hưởng của nhà nước. Có những loại tự triệt tiêu do không có người sử dụng. Do Bitcoin có khả năng tự lưu thông trong thị trường nên nó không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ cá nhân hay tổ chức cụ thể nào và nó chỉ bị triệt tiêu khi không ai có nhu cầu sử dụng nữa.

Về mặt lý thuyết, một hacker có thể phá hủy mạng lưới Bitcoin bằng cách sử dụng code can thiệp vào hệ thống. Tuy nhiên, trong suốt 4 năm qua, hệ thống mã của Bitcoin vẫn được xem như là bất khả xâm phạm cho dù đã xuất hiện tình trạng người dùng hack tiền kiếm lời cho bản thân hoặc tấn công vào tài khoản giao dịch của những người khác.

 7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin 11
Hệ thống mã gốc của Bitcoin vẫn là một pháo đài kiên cố chưa hề bị chọc thủng đối với các hacker

Chính nhờ vào khả năng tự bảo vệ mình trước mọi nguy cơ xâm nhập, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những đơn vị tiền “bắt chước” theo Bitcoin. Chúng ta có thể kể đến TerraCoin, Ripple và PPCoin là những đơn vị tiền ảo điển hình với nền tảng dựa trên mã nguồn mở Bitcoin và chúng cũng đang nhăm nhe cạnh tranh với tiền thật. Trong thời điểm hiện tại, người sử dụng nên giữ khoảng cách cần thiết với các đơn vị tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng. Do sự biến động bất thường về giá, Bitcoin chính là một con dao hai lưỡi khi Bitcoin có thể biến bạn thành một triệu phú hôm nay và một kẻ ăn mày ngay ngày mai.

Public Key Cryptography và một số thuật ngữ khác

Mối quan hệ giữa Public Key và Private Key — Public Key Cryptography

Public Key Cryptography là một dạng mã khóa học, mật mã học với 2 loại keys được sử dụng: Public và Private.
Vì cả hai đều được gọi là Key, chìa khóa, nên mục đích bất cứ chìa khóa nào là để khóa và mở khóa. Tưởng tượng như bạn có một ổ khóa đặc biệt, có thể vặn được tới 3 vị trí khác nhau: A, B, C. Trong đó B là vị trí trung tâm, A nằm bên trái, và C nằm bên phải. Ổ khóa chỉ có thể mở ra khi được vặn tới vị trí B. Và bạn đang giữ trong tay hai chìa khóa: Public và Private. Public key có thể vặn được từ A > B > C. Private key chỉ có thể vặn được từ C > B > A (ngược lại). Bạn bắt đầu hình dung ra vấn đề chưa? Khi bạn dùng public key để khóa ổ khóa lại (vặn từ A > C), chỉ người nào có cái private key mới có thể mở ra. Và ngược lại: Khi bạn dùng Private Key để khóa ổ khóa lại (vặn từ C > A) Người nào có Public Key của bạn sẽ mở ra được.
Nên nhớ, private key bạn cất giấu ở một nơi chỉ mình bạn biết, và public key thì bạn có thể làm ra nhiều cái sơ cua và gửi cho bạn bè, người thân, hay cả mạng lưới Bitcoin đều biết cái public key này của bạn. Với một ổ khóa 2 chìa như vậy chúng ta có thể làm được nhiều điều thú vị như sau:
  1. Nếu có một người nào đó dùng public key của bạn để khóa (mã hóa) một thông điệp và gửi cho bạn, chỉ có bạn, người đang giữ private key tương ứng mới có thể mở khóa.
  2. Bạn có thể “ký tên” (mã khóa một thông điệp) với private key của mình. Và tất cả mọi người đều có thể xác nhận thông điệp đó đích thị là do bạn gửi bởi vì chỉ có một mình bạn là có cái private key tương ứng với public key đó.
  3. Bạn vừa có thể ký tên với private key của mình, vừa có thể mã khóa nó với public key của người khác.

Một số thuật ngữ khác

Wallet: Ví/bóp tiền để giữ bitcoins, có thể là một chương trình được download và install vào máy tính của bạn (an toàn nhất, chi tiết ở cuối bài), hoặc Iphone, Android, hoặc những website có cung cấp dịch vụ wallet, chẳng hạn như trang blockchain.info.
Cryptography: Mật mã học, mã khóa học, được dùng trong Bitcoin để bảo đảm tính an toàn và bảo mật của hệ thống.
Cryptocurrency: Từ ghép giữa crypto và currency. Nếu hiểu currency là tiền và crypto là mã thì cryptocurrency có thể được dịch là “tiền mã”, tuy nhiên có lẽ từ này đã có bản quyền rồi.
Double spend: Hành vi gửi đi cùng một số lượng bitcoins tới hai nơi khác nhau cùng một lúc. Ví dụ như bạn chỉ có 500 USD tính bằng bitcoin nhưng lại cùng một lúc đặt mua 2 cái iphones 5 ở 2 websites khác nhau. Điều này sẽ không thể thực hiện được trong mạng lưới Bitcoin vì đã có cái Block Chain, mục đích chính của block chain là để tạo ra được một sự đồng thuận, nhất trí, thống nhất giữa tất cả thành viên trong mạng lưới để quyết định xem transaction nào sẽ được xác nhận và hợp lệ.
Hash rate: Tốc độ, sức mạnh tính toán của mạng lưới Bitcoin. Ví dụ: Hash rate = 10 Th/s = 10 ức (trillion) phép tính một giây.
Signature: Chữ ký. Giống như khi bạn ký tên vào một tờ check (người Việt đọc là séc) nào đó để gửi cho người khác để chứng minh cái check này là từ bạn gửi vì đó là chữ ký của bạn, thì Bitcoin cũng có một chế độ hoạt động tương tự: Khi bạn gửi bitcoin cho một người khác thì chương trình sẽ tự động tạo ra một chữ ký với private key của bạn, transaction này sau đó sẽ được loan báo lên mạng lưới, những thành viên trong mạng lưới sẽ kiểm tra xem cái chữ ký này có phải đúng thật là của bạn hay không với public key của bạn.
Tất cả những chi tiết này xảy ra một cách tự động, nên đối với một người dùng bình thường thì thật sự cũng không cần quan tâm tới lắm. Đối với một người dùng bình thường thì tất cả những gì bạn cần làm khi gửi bitcoin cho người khác là nhập địa chỉ của người đó vào và số bitcoin muốn gửi và bấm nút Send, chấm hết.

Anonymity – Bitcoin cho bạn sự riêng tư

Người dùng bitcoin không cần phải đăng ký tài khoản, không cần nhà bank, không cần thẻ tín dụng, không cần email, không cần phải có user-name hay passwords, không cần biết tên tuổi, địa chỉ, giới tính, quốc tịch, màu da, đẳng cấp, tầng lớp, trình độ… để nhận hay gửi bitcoins. Số bitcoins bạn có được chỉ đơn giản nằm trong một hay nhiều địa chỉ mà bạn có. Và số bitcoins đó thuộc về người nào đang giữ cái private key (nằm trong file wallet.dat), và chỉ khi có được cái private key đó thì mới có thể gửi bitcoin được, vì nếu không có private key thì sẽ không “ký tên” (sign) được. Khi bạn gửi bitcoins cho một người thì họ chỉ biết được số bitcoin đó là từ bạn gửi, nhưng không thể biết được ai là người đã sở hữu số bitcoins đó trước bạn.
Người ta có thể biết được số bitcoin đang có trong một địa chỉ chứ không thể biết được đích danh AI đang sở hữu địa chỉ đó. Vì thế nên ví dụ như bạn có 1 tỷ tiền bitcoins, bạn sẽ không gom hết vào một địa chỉ duy nhất, mà phải chia ra làm nhiều địa chỉ khác nhau. Vì số tiền càng lớn thì sẽ càng bị mạng lưới chú ý theo dõi, và sự thật là như vậy.
Lưu ý: Mỗi MỘT public key sẽ có MỘT private key tương ứng với nó. Public key và Private key tương tự như hai cặp song sinh. Public key được tạo ra từ Private key, nhưng không thể làm được ngược lại. Nói cho dễ hiểu ví dụ như 4 chia 3 dư 1, 1 ở đây là public key, dù bạn biết 1 nhưng bạn không thể nào biết được 4 và 3, bởi vì có vô hạn những con số có thể chia cho nhau mà cũng dư 1.
Lưu ý khác: Trong bài trước tôi có nói public key và address là giống nhau, bài này có đính chính một chút là thật ra nó không hoàn toàn giống nhau. Public key sau khi được thanh lọc qua một vài hàm băm (hash function) thì ta sẽ có được một address, địa chỉ.
Credit: David Göthberg, Sweden, Wiki Common
Credit: David Göthberg, Sweden, Wiki Common

Ai? Công ty nào điều hành Bitcoin?

Không một ai hay công ty nào điều hành Bitcoin. Bitcoin được vận hành bởi tất cả những người dùng Bitcoin, những người đang sử dụng Bitcoin Client.

Bitcoin Client là gì?

Bitcon clients là những phần mềm, chương trình chạy Bitcoin, hay còn có một tên gọi thông thường khác là Wallet. Có nhiều loại clients khác nhau được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như:
  • Bitcoin-QT Client (Download tại http://bitcoin.org/): Chương trình nguyên thủy được lập trình bởi Satoshi Nakamoto, người khai sinh ra Bitcoin. Phù hợp với những người đam mê, các thợ đào, developers, lập trình viên, doanh nghiệp.
  • MultiBit Client (Download tại https://multibit.org/): Nhanh gọn nhẹ trung bình, phù hợp với người dùng trung bình.
  • Electrum Client (Download tại http://electrum.org/): Nhanh gọn nhẹ nhất. Có thể phù hợp cho tất cả.