Bitcoin đang được coi là một hiện tượng bong bóng trong thị trường tài chính. Với những điểm được mất, liệu đồng tiền ảo này có thể trở thành nền tảng tương lai của các giao dịch điện tử.
Bitcoin là gì?
Mạng ngang hàng (peer-to-peer network), là mạng máy tính hoạt động chủ yếu dựa vào khả năng xử lý và đường truyền băng thông giữa các máy tính tham gia, không phụ thuộc vào một máy chủ bất kì nào. Cụ thể hơn tức là hệ thống mạng này không có khái niệm máy chủ và máy khách, các máy tham gia đều bình đẳng, đều là một nút mạng đóng vai trò vừa là máy chủ vừa là máy khách. |
Năm 1999, Shawn Fanning đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành công nghiệp âm nhạc bằng việc phát triển dịch vụ Napster cho phép người dùng trao đổi nhạc với nhau thay vì mua đĩa CD đắt tiền. Từ đó các vụ kiện liên tiếp xảy ra và vào tháng 7/2001 thì Napster đóng cửa. Nhưng ý tưởng chia sẻ này không dừng lại, thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng chia sẻ ngang hàng (peer to peer), tiêu biểu nhất là cộng đồng chia sẻ file torrent.
Câu chuyện của Napster một phần nào đó minh họa cho Bitcoin (BTC) - một khái niệm về tiền kỹ thuật số, hay tiền ảo dựa trên nền tảng công nghệ mã nguồn mở và giao thức Internet ngang hàng.
Ứng dụng thường xuyên gặp nhất là chia sẻ tệp tin, video, âm thanh, hình ảnh, dữ liệu..., hoặc để truyền dữ liệu thời gian thực.
Năm 2008, một nhân vật có bút danh Satoshi Nakamoto đã đăng tải một văn bản mô tả cách hoạt động của Bitcoin. Nakamoto đã tung ra 50 đồng Bitcoin đầu tiên vào tháng 6 năm 2009 và đây được xem như nền tảng ban đầu (genesis block) cho mạng lưới tiền ảo.
Đồng tiền điện tử không được quản lý bởi bất kỳ một cơ quan hay ngân hàng trung ương nào, do đó nó nằm ngoài quy tắc thông thường của giao dịch tiền tệ.
Đây là đồng tiền dựa hoàn toàn vào mạng Internet, dễ dàng trao đổi và luân chuyển - không có sự can thiệp của con người, giấy tờ sổ sách hay một tổ chức nào đó. Bitcoin có thể trao đổi và di chuyển giữa các công ty, cá nhân với nhau mà không cần thông qua tổ chức trung gian. Bitcoin được xác định bởi tám chữ số thập phân và chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshis. Do đó bạn có thể sở hữu 0,00000001 Bitcoin.
Khi Bitcoin lần đầu tiên được giới thiệu, nó không có nhiều giá trị. Với 1 USD bạn có thể mua 1,30903000 Bitcoin. Nhưng giờ đây 1 Bitcoin có giá lên đến 1180 USD.
Câu chuyện của Napster một phần nào đó minh họa cho Bitcoin (BTC) - một khái niệm về tiền kỹ thuật số, hay tiền ảo dựa trên nền tảng công nghệ mã nguồn mở và giao thức Internet ngang hàng.
Ứng dụng thường xuyên gặp nhất là chia sẻ tệp tin, video, âm thanh, hình ảnh, dữ liệu..., hoặc để truyền dữ liệu thời gian thực.
Năm 2008, một nhân vật có bút danh Satoshi Nakamoto đã đăng tải một văn bản mô tả cách hoạt động của Bitcoin. Nakamoto đã tung ra 50 đồng Bitcoin đầu tiên vào tháng 6 năm 2009 và đây được xem như nền tảng ban đầu (genesis block) cho mạng lưới tiền ảo.
Đồng tiền điện tử không được quản lý bởi bất kỳ một cơ quan hay ngân hàng trung ương nào, do đó nó nằm ngoài quy tắc thông thường của giao dịch tiền tệ.
Đây là đồng tiền dựa hoàn toàn vào mạng Internet, dễ dàng trao đổi và luân chuyển - không có sự can thiệp của con người, giấy tờ sổ sách hay một tổ chức nào đó. Bitcoin có thể trao đổi và di chuyển giữa các công ty, cá nhân với nhau mà không cần thông qua tổ chức trung gian. Bitcoin được xác định bởi tám chữ số thập phân và chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshis. Do đó bạn có thể sở hữu 0,00000001 Bitcoin.
Khi Bitcoin lần đầu tiên được giới thiệu, nó không có nhiều giá trị. Với 1 USD bạn có thể mua 1,30903000 Bitcoin. Nhưng giờ đây 1 Bitcoin có giá lên đến 1180 USD.
Bitcoin được tạo ra như thế nào?
Hệ thống đào mỏ Bitcoin |
Các máy tính người dùng kết nối và thông qua các thuật toán xử lý số liệu phức tạp để tạo ra Bitcoin - quá trình này được gọi là “đào mỏ” (mining). Các thuật toán trong hệ thống tạo ra Bitcoin được thiết lập sao cho ngày càng khó để có thể “đào” được Bitcoin. Quá trình “đào” từ máy tính người dùng là việc xử lý các hàm băm SHA256 thông qua phương pháp Brute force.
Để thực hiện dễ dàng thì phương án đơn giản và rẻ nhất là trang bị một cấu hình máy tính mạnh, card đồ họa cao cấp trang bị những GPU đời mới. Các máy tính tham gia “đào” sẽ phải hoạt động liên tục, hiệu năng hoạt động của máy có đơn vị tính là Hash rate (MHash/s)
Ví dụ: một card màn hình AMD Radeon™ HD 4550 có hiệu suất 7,23 Mhash/s trong khi card cao cấp AMD Radeon™ HD 7970 có thể có hiệu suất “đào” 555 Mhash/s-825Mhash/s tùy cấu hình. Một cấu hình máy tính cơ bản, sử dụng 2 card màn hình 7970 trung bình một ngày có thể đào được 0,06 BTC. Trừ các khoản chi phí tiền điện, đường truyền và khấu hao thì trung bình một tháng người sử dụng có thể kiếm được số BTC quy ra tiền Việt là 25 triệu VNĐ.
Một phương án khác là sử dụng các ASIC - vi mạch tích hợp chuyên dụng hoặc các thiết bị sử dụng FPGA-chip lập trình logic. Hiện tại đã xuất hiện các thiết bị chuyên dụng sử dụng ASIC để “đào” Bitcoins, ví dụ như Butterflylab BitForce 25 GH/s SC có mức giá khoảng 1.249 USD, trung bình mỗi ngày có thể đào được 0,06BTC tương tự như máy tính sử dụng 2 card đồ họa cao cấp AMD Radeon™ HD 7970. Những thiết bị chuyên dụng này được coi là tương lai của những người thở mỏ Bitcoin.
Để sử dụng và trao đổi Bitcoin, người ta dùng một phần mềm tại Bitcoin.org hoạt động như “tài khoản ngân hàng”. Nó lưu trữ một mã số bí mật trên máy của người dùng, và mã này cho phép giao dịch từ “tài khoản ngân hàng” của chủ sở hữu. Thuật ngữ của Bitcoin gọi phần mềm này là “ví tiền” (wallet), khả năng hoạt động giao dịch mạnh và dễ dàng như gửi email. Người dùng không cần đăng ký, không cần tên, địa chỉ, số chứng minh hay mã số thuế…, không một bất kì thông tin cá nhân nào.
Cơ chế hoạt động tương tự như hệ thống chữ ký điện tử, là mỗi tài khoản cấp cho 2 khóa điện tử Public Key (khóa công khai) và Private Key (khóa riêng). Để được phép gửi tiền, người dùng phải sử dụng khóa riêng. Để gửi tiền cho một người nào đó, bạn chỉ cần biết khóa công khai của đối tác (về cơ bản số “tài khoản ngân hàng” ). Nếu người dùng có khóa riêng của mình cộng với khóa công khai của đối tác, một giao dịch có thể được tạo ra.
Như đã đề cập, tài khoản của người dùng được chỉ định là một chuỗi dài các số và chữ, ví dụ: 1762YCsXjBM5opnaJec6DcU7s6M1FsRLet
Do Bitcoin hoạt động như một mạng peer-to-peer, trên đó chủ tài khoản có thể chuyển tiền giữa các tài khoản Bitcoin ngay lập tức và có thể nặc danh không công khai.
Bitcoin ghi nhận tất cả các giao dịch của người dùng nên chúng ta có thể theo dõi chính xác số lượng Bitcoin được tạo ra trên các trang theo dõi mạng lưới này. Ví dụ như Blockchain.info, Bitcoinchart.com…